Lên ngôi Justinianus_I

Tranh khảm vẽ hình hoàng hậu Theodora, người không thể thiếu trong sự nghiệp của hoàng đế.

Vào ngày 1 tháng 4 năm 527, vết thương cũ của Justinus tái phát khiến ông vốn đã già yếu nay còn yếu hơn. Trước khi lìa trần, Justinus phong Justinianus làm Augustus và trao vương miện cho ông. Theo lời của Hoàng đế Konstantinos VII Porphyrogennetos sống 4 thế kỷ sau đó thì Justinianus được Thượng phụ thành Constantinopolis tấn phong làm hoàng đế vào ngày đúng ngày lễ Phục sinh mồng 4 tháng 4 - một ngày rất tượng trưng. Tuy nhiên, giả thuyết này là chắc chắn được bày bịa ra sau này để gia cố cho truyền thuyết về Justinianus. Đó là ngày 1 tháng 4 khi mà Justinianus nhận được vương miện từ tay chú. Ngay sau đó, ông trở đồng hoàng đế, và rồi hoàng đế duy nhất khi Justinus qua đời vào ngày 01 tháng 7. Justinianus lúc đó đã 45 tuổi, là một người đàn ông trưởng thành. Ngoại hình của ông được các nhà chép sử mô tả khá chính xác. Sử gia Ioannes Malalas mô tả Justinianus rằng: "Ông ấy tầm vóc nhỏ, thân hình cân xứng, mũi thẳng, nước da trắng, tóc xoăn, khuôn mặt tròn, trông đẹp trai, trán cao, tóc và râu màu hoa râm."[25] Các nhà chép sử cũng đã cố gắng mô tả lại tính cách của ông. Ioannes Lydus khen ngợi con người nhân ái và từ bi của ông, điều được Procopius khẳng định. Justinianus là một vị hoàng đế nhiệt huyết, điều được chứng minh qua việc rằng ông ngủ rất ít và do đó ông được Ioannes Lydus gọi là "vị hoàng đế không ngủ". Tại nhà thờ Thánh Sergios và Bakchos còn tồn tại một câu khắc chỉ ra rằng Justinianus thường bỏ ngủ để làm việc.[26] Điều này dẫn đến việc sử gia Charles Diehl nói rằng: "Nều có một điều bạn không thể lấy khỏi Justinianus, thì đó là sự siêng năng của ông ấy".[27] Nếu như về vấn đề chính trị, ông không ngần ngại sử dụng các biện pháp trấn áp, thậm chí tàn nhẫn thì trong đời tư, ông dường như là một con người biết kiềm chế bản thân. Ông rất hiếm khi phản ứng quá mức, và trong mọi tình huống, ông luôn tìm cách giữ bình tĩnh. Ngoài ra, ông rất tôn trọng luật pháp quốc gia. Theo sử gia Georges Tate thì những việc trấn áp mà Justinianus thực hiện là vì chế độ chứ không phải bản thân ông ấy chuyên chế như vậy.[28] Trong cuốn Những công trình của Justinianus Đệ Nhất, Procopius ghi nhận rằng hoàng đề luôn luôn ham muốn cải thiện đế quốc, thúc đẩy phát triển Constantinopolis cũng như những thành phố khác. Tuy nhiên, trong cuốn Bí sử cũng của Procopius, nhưng Justinianus được mô tả bằng một bức tranh tiêu cực hơn khi so sánh ông với Domitianus,[29] một vị hoàng đế không được ưa thích cho lắm vào thời điểm đó trước khi mô tả Justinianus là: "Vị hoàng đế này là một kẻ xảo trá, khó nắm bắt, khá chuyên nghiệp trong việc che giấu suy nghĩ của mình và luôn luôn nói dối."[30][31] Nói rộng hơn, tác phẩm này chứng tỏ sự khinh miệt của Procopius đối với Justinianus cũng như các cận thần của ông, những người mà Procopius coi là những kẻ mới nỗi hãnh tiến, trong khi bản thân ông lại thuộc từng lớp quý tộc lâu đời. Thật vậy, cho dù Justinianus có đứng ở phía trên cùng của hệ thống phân cấp xã hội, một phần nhờ vào Justinus, ông dường như chưa bao giờ được tích hợp đầy đủ vào giai cấp thống trị của đế quốc do ảnh hưởng từ xuất thân nông dân của ông.[28]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Justinianus_I //nla.gov.au/anbd.aut-an35803615 http://www.anders.com/lectures/lars_brownworth/12_... http://www.byzantium1200.com/justinia.html http://www.pallasweb.com/deesis/constantine-justin... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://www.academia.edu/1013050/Das_Westromische_K... http://faculty.cua.edu/pennington/Law508/Roman%20L... http://www.fordham.edu/halsall/basis/procop-anec.h... http://www.tulane.edu/~august/H303/handouts/Financ... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/...